Cây Vú Sữa
Vú sữa là loại cây quen thuộc ở Việt Nam cho quả có vị ngọt, tính mát rất được yêu thích. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất chọn vú sữa làm hàng hóa xuất khẩu.
1. Nguồn gốc cây vú sữa
Nguồn gốc cây vú sữa
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae) có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới.
Ở Việt Nam, nó được trồng nhiều ở miền Nam nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau… và nhiều tỉnh thành ở miền Trung, miền Bắc.
Hiện nay, có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, nâu tím, vàng,…
2. Đặc điểm cây Vú sữa
▼ Đặc điểm hình thái của vú sữa
Hoa vú sữa
Vú sữa là loại cây trồng nhanh lớn, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét
Lá của có màu xanh hoặc xanh – tím, mọc so le, mép liền có chiều dài từ 5 – 15 cm. Mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa.
Hoa nhỏ có màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Cây vú sữa là loại cây tự thụ phấn (lưỡng tính).
Quả tròn có màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, có vài giống cho quả màu trắng ánh xanh lục. Vỏ nhiều nhựa mủ và không ăn được. Lớp cùi thịt có vị ngọt thơm, ăn rất ngon. Hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng.
▼ Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây vú sữa
Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây vú sữa
Vú sữa là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với: điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22 – 34 độ C. Nó chỉ ra hoa trong điều kiện hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to.
Cây có tán lá dày và rễ nông thích hợp với đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH từ 5,5 – 6,5.
Cây vú sữa được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây, khi trồng được 2 – 3 năm thì ra quả liên tục quanh năm. Từ khi đậu quả đến khi thu hoạch mất khoảng 180 – 200 ngày. Mùa thu hoạch từ tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm.
▼ Cây vú sữa ở Việt Nam
Vú sữa là loại trái cây được người Việt Nam sử dụng từ rất lâu. Hiện có rất nhiều giống vú sữa ngon như Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng. Trong đó giống Lò Rèn được trồng nhiều nhất bởi vỏ mỏng, sáng bóng rất đẹp, thịt trái nhiều, hương vị thơm ngọt, nhiều chất dinh dưỡng.
Tiền Giang là tỉnh trồng nhiều vú sữa nhất ở nước ta, tính riêng huyện Châu Thành đã có diện tích là 2.300 ha. Đây là cũng là địa phương xuất khẩu vú sữa nhiều nhất.
3. Kỹ thuật trồng cây vú sữa đúng cách cho năng suất cao nhất
Trồng cây vú sữa như thế nào cho năng suất cao?
▼ Nhân giống
Hiện nay ở nước ta có 2 phương pháp nhân giống:
– Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn những cây tuồi từ 6 – 10 năm có năng suất cao, sau đó chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang làm cành chiết
– Nhân giống bằng phương pháp ghép: hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất. Người ta sẽ chọn những cây khỏe mạnh, có năng suất cao để lấy cành ghép. Sau đó ghét vào gốc cây vú sữa son đã được xử lý vết cắt.
▼ Cách đặt cây vú sữa
Khoét lỗ trên mô khoảng 20 – 25 cm, cắt bớt gốc cành ghép, xé bỏ bao nilon đựng bầu đất rồi đặt cây con vào hố. Dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ nơi tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép, lấp đất đến nơi vừa cạo vỏ. Sau đó ém đất chặt lại, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, che nắng cho cây.
▼ Chăm sóc
– Dùng rơm ủ gốc cây để giữ ẩm và hạn chế mọc cỏ dại. Lưu ý làm cỏ định kỳ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng nhưng phải hạn chế dùng thuốc diệt cỏ trong vườn.
– Tưới nước: cung cấp đầy đủ nước cho cây. Mỗi tuần tưới nước khoảng 3 – 5 lần, mỗi lần tưới 20 – 30 lít nước/cây. Vào mùa nắng cần tưới nhiều hơn và nên tưới vào lúc trời râm mát để giảm tỷ lệ cây chết và giúp cây phát triển nhanh.
– Bón phân: sử dụng NPK 16 – 16 – 8 + Urê tỉ lệ 1:1, liều lượng 40 g/cây. Hoà phân vào nước để tưới. Một năm chia làm 4 lần bón, lượng phân bón tăng dần theo độ tuổi của cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.