Cây phong linh hay còn gọi là phong linh vàng là loại cây được các công trình lớn yêu thích và lựa chọn trồng. Phong linh thường được trồng tại sân vườn, khu đô thị, công trình, khách sạn,…
Nguồn gốc
Phong linh vàng vốn không phải là giống cây thuần Việt. Nó được phát hiện thấy ở bìa rừng Amazon vào những năm 90. Loại cây này thuộc họ núc nác, được trồng phổ biến tại các nước như Peru, Brazil, Paraguay,… Sau đó, loại cây này được trồng khá nhiều ở nước ta vì đặc tính ưa ẩm, thích hợp với vùng nhiệt đới.
Đặc điểm sinh thái cây phong linh
Nhà Vườn Ngọc Lâm sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm nổi bật của cây phong linh ngay bên dưới đây.
- Phong linh vàng là giống cây thân gỗ, ưa sáng. Chiều cao trung bình là từ 5-8m. Nếu chăm sóc trong điều kiện tốt, loại cây này có thể phát triển độ cao tới 15m.
- Lá cây phong linh dạng kép hình chân vịt. Lá cây mọc ở đầu cành, trơn bóng. Đường gân lá hình xương cá. Mặt dưới của lá có lông nếu bạn sờ lâu thì sẽ gây ngứa nhẹ.
- Hoa phong linh thường mọc theo cụm trông chúng rất giống những chiếc chuông vàng. Màu sắc của hoa rất đẹp và bắt mắt. Cây phong linh sẽ nở hoa vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Một điều đặc biệt đó là khi hoa nở, lá cây sẽ rụng hết nhường chỗ cho hoa khoe sắc thắm.
- Những cánh hoa nhỏ chụm lại như một chiếc chuông nhỏ xinh. Cánh hoa nhỏ lan rộng trên những tán lá lớn.
- Cây phong linh có quả, màu đen giống với quả nang thon. Quả thường dài khoảng 8-10cm. Khi quả chín nứt ra, ta sẽ thấy hạt của cây. Hạt là yếu tố tạo nên cây phong linh con.
- Cây phong linh là loại sinh trưởng nhanh, ưa sáng. Loại cây này thường được trồng tại vùng nhiệt đới gió mùa hoặc cận nhiệt đới. Cành và thân phong linh vàng rất mềm nên cần tránh những nơi có gió mạnh.
Công dụng của cây phong linh
Phong linh là loại cây cảnh đa công dụng, mang lại những giá trị tuyệt vời. Nếu các bạn còn băn khoăn xem có nên trồng loại cây này hay không thì hãy lắng nghe những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
Cây phong linh tạo cảnh quan đẹp mắt
Hoa phong linh chỉ xuất hiện khi lá cây đã rụng hết. Chính vì sắc vàng độc đáo, hình dáng như những chiếc chuông nhỏ xinh là lí do mà phong linh được trồng tại những khu nghỉ ngơi, biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang, tuyến đường đi bộ hay là các công trình công cộng.
Ngoài ra, cây phong linh còn được lựa chọn trồng nhiều tại những công trình lớn, khu vui chơi giải trí, sân vườn, vỉa hè,…tăng giá trị thẩm mĩ và làm đẹp mắt khách quan.
Cây phong linh có khả năng thanh lọc không khí
Phong linh là loại cây có khả năng hấp thụ khói bụi, thanh lọc không khí chính vì vậy nó rất phù hợp trồng tại các khu công nghiệp, nhà máy, dự án dân cư,…tạo nên không gian xanh giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường mang đến bầu không khí trong lành.
Cây phong linh còn có khả năng điều hòa không khí mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Ý nghĩa cây phong linh
Không chỉ tạo cảnh quan đẹp mắt, điều hòa và thanh lọc không khí, cây phong linh còn mang trên mình nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực.
Những gia chủ trồng cây phong linh tại nhà sẽ mang lại may mắn, gặp ít xui xẻo, sự nghiệp thăng tiến. Màu vàng đặc trưng của cây tượng trưng cho hoàng gia, tiền tài, phú quý. Ngoài ra, sắc vàng của hoa phong linh còn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người ngắm chúng.
Hoa phong linh còn thể hiện cho sự phát triển bền vững, thịnh vượng, mới mẻ. Đây cũng là lí do tại sao loại cây này lại được ưa chuộng, săn đón nhiều đến vậy.
Cách trồng cây phong linh
Cây phong linh không khó để trồng nhưng để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh thì bạn cần chú ý những điều dưới đây.
Loại cây này thường được trồng theo ba phương pháp: giâm cành, chiết cành, ươm hạt. Không nên trồng cây phong linh trong chậu nên mọi người chú ý chỉ trồng cây trực tiếp xuống mặt đất.
Đất trồng cây phong linh
Về đất trồng, bạn nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Không nên trồng cây phong linh ở nơi thường xuyên có gió mạnh bởi cành, thân phong linh rất mềm, rất dễ gãy.
Cách trồng cây phong linh
Sau khi có cây giống và đất trồng đạt tiêu chuẩn, chúng ta sẽ tiến hành trồng cây theo bốn bước như sau:
- Bước 1: Chúng ta tiến hành bỏ túi bầu, loại bỏ hết dây và nilon. Chú ý, ta nên làm nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.
- Bước 2: Tiến hành đào hố, đặt bầu vào hố đã đào trước đó. Hố có kích thước khoảng 40x40x40cm, 50x50x50cm hoặc 90x90x90cm. Chú ý, ta đặt cây đứng thẳng, rồi lấp đất nhưng không nên nén quá chặt cho rễ có độ thoáng để hô hấp.
- Bước 3: Ta tiến hành làm khung đỡ cho cây bằng cách sử dụng cọc và dây buộc giúp cây đứng thẳng không bị nghiêng ngả hay bật gốc dưới tác động của khí hậu.
- Bước 4: Cuối cùng, ta tiến hành tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây phát triển.
Cách chăm sóc cây phong linh
Phong linh là loại cây cực kì ưa sáng và tốc độ sinh trưởng nhanh. Để chăm sóc cây phát triển tốt nhất thì các bạn cần lưu ý một vài điểm như sau.
Điều kiện ánh sáng trồng cây phong linh
Cây phong linh vàng có nhu cầu ánh sáng cao vì vậy ta nên trồng cây ở những nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu cây mới trồng thì bạn cần có biện pháp che chắn phù hợp khi trời nắng quá gắt. Sau 2 tuần, khi cây bén rễ và bắt đầu sinh trưởng tốt, ta có thể tiến hành gỡ bỏ che chắn.
Nhu cầu tưới nước của cây phong linh
Các bạn cần duy trì tưới nước cho cây. Khi mới trồng, chúng ta tiến hành tưới một lần một ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lưu ý, ta chỉ tưới lượng nước vừa đủ nếu tưới quá nhiều sẽ khiến cây bị ngập úng gây thối rễ.
Trong 3-4 tháng đầu, bạn cần tưới nước đều đặn cho cây và khoảng cách tưới sẽ giãn dần theo thời gian. Mỗi tuần tưới khoảng 2-3 lần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết nơi trồng.
Cắt tỉa và phân bón cho cây phong linh
Bạn nên cắt tỉa cảnh yếu, khô héo, cành bị sâu bệnh định kì để cây ra tán đẹp hơn. Chúng ta nên bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để cây sinh trưởng tốt ra nhiều hoa hơn. Thời điểm thích hợp để bón phân cho cây phong linh là vào đầu mùa xuân. Các bạn sử dụng phân NPK có hàm lượng kali cao để kích thích nụ hoa, giúp cho bông chắc và hoa đậm màu hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cây phong linh
Phong linh vàng rất dễ bị nấm lá hay bị sâu rệp tấn công. Chính vì thế, người trồng cần quan sát kĩ để phát hiện sâu bệnh sớm hơn để có biện pháp thích hợp. Để chữa trị sâu bệnh, nấm hại ta có những loại thuốc đặc trị sau:
- Bệnh nấm lá: khi gặp tình trạng lá bị nấm tấn công, ta nên dùng Mancozeb 80WP để trị bệnh.
- Bệnh sâu ăn lá: khuyến khích người trồng sử dụng thuốc sinh học. Loại thuốc này hiệu quả chậm hơn nhưng lại an toàn hơn. Các bạn có thể sử dụng những loại sau: chế phẩm sinh học Bio HLC, EXIN 2.0SC,…
- Bệnh rệp lá: để trị loại bệnh này cần dùng những loại thuốc hóa học như Marshal hoặc thuốc sinh học như thảo mộc Thần Điền 78SL, Bio plus,…<%
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.